Tôi có những suy nghĩ... Không phải, rất nhiều suy nghĩ, về con người, về đồ vật, về vũ trụ... Nhưng hôm nay không phải để nói về chúng.
Tôi nói về giáo dục.
Vào ngày 30 tháng 3 năm ngoái, vtv24 có một phóng sự về việc sợ đi thi của các giáo viên tại Hà Nội . Đa phần ai cũng đều nêu ra những lí do cho rằng họ không đáng bị đối xử như vậy, từ việc khó khăn, năng lực rồi kết quả họ đạt được... Cho đến hiện tại, gần 20-11, mọi nơi lại mang hình ảnh người lái đò ra để nói về những chương trình tri ân nhà giáo.
Tôi trộm nghĩ, liệu mọi nhà giáo đều xứng đáng với ngày này?
Ai trong chúng ta đều đã được tầm sư học đạo rất nhiều người, tốt có xấu có bình thường có và tầm thường cũng có. Và tất nhiên đa số đều đã từng ít nhất một lần chê bai học trò của mình, đôi khi vì quậy phá, đôi khi vì bất lực và đôi khi vì không hiểu những gì họ đang dạy.
Mãi về sau này tôi mới nghĩ tới lí do tại sao một đứa trẻ lại bị la vì một thứ nó không hiểu. Có thể vì đó là cảm xúc của một con người? Thể hiện sự bất lực của họ khi họ không còn cách nào khác để đạt được yêu cầu của giáo án của nhà trường, bữa cơm của cả gia đình có thịt hay có rau phụ thuộc vào họ? Chúng ta đều nên có một lí do để thông cảm cho nhà giáo.
Không phải là một người tình cảm, lí trí của tôi chi phối hầu hết mọi thứ cho nên tôi xin đưa bài toán giáo dục này thành một nhà máy sản xuất.
Chúng ta coi học sinh, giáo viên là những sản phẩm của dây chuyền này. Sản phẩm học sinh có 2 con đường, đi ra khỏi nhà máy để chuyển sang bước sản xuất tiếp theo, hoặc ở lại để đi vào một bước sản xuất mới là thành giáo viên. Các sản phẩm giáo viên này phải ở lại để làm mẫu cho học sinh, để ít nhất nguyên liệu đầu vô phải trở thành học sinh có khả năng làm giáo viên hoặc có khả năng sản xuất thành sản phẩm khác.
Và bước tôi muốn nói nhất, muốn xoi xét kĩ nhất là bước kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra.
90p hoặc 60p mỗi môn, trong vòng 1 đến 2 ngày. Học sinh hay giáo viên đều phải trải quả. Sản phẩm tốt, đạt chỉ tiêu thì làm giáo viên hoặc ra khỏi nhà máy, sản phẩm tồi thì bị gạt bỏ. Nhưng nhà máy đó cũng như bao nhà máy khác, phải có sản phẩm lỗi, và đương nhiên sản phẩm giáo viên đôi khi cũng có thể là kết quả của một sản phẩm học sinh lỗi. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra.
Thế nhưng, điểm mấu chốt ở đây, nhà máy này không có chế độ hậu mãi, không đổi trả, và không đền bù.
Học sinh ra khỏi nhà máy không có việc làm hoặc không thể đi tiếp? Học sinh chịu. Học sinh gặp vấn đề về tâm lý, rối loạn nhân cách? Học sinh chịu. Học sinh mang lại danh tiếng mỗi lần thi đường lên đỉnh Ốt-truây-li-a, nhà trường hưởng, học sinh cũng hưởng.
Khoan đã, đối với nhiều người, nghề giáo không thể sỗ sàng như vậy được, họ là những người lái đò miệt mài đưa học sinh qua sông, nghe có vẻ cực khổ, khó kiếm sống. Vậy tại sao những giáo viên trong phóng sự lại níu kéo?
Tôi xin vẽ thêm một phần bức tranh bị thiếu trong công việc này.
Đò là một chiều, qua bờ rồi thì sẽ không ai đưa về. Sau hàng chục năm, chúng ta vẫn đang đi đò ??? Hèn chi người miền núi vẫn đang đu dây đi học. Những người lái đò có được trả công, nhiều hay ít là chuyện khác nhưng chắc chắn có trả công.
Vậy quay lại với tựa đề, giáo dục là một dịch vụ, một sản phẩm hay là một trách nhiệm?
p/s: gửi thầy, người đã nói câu: "Con cá bơi ngược dòng là con cá chết đầu tiên". Em xin đáp lại: "Mũi tên đi ngược gió là thứ khó phán đoán và nguy hiểm nhất"
Comments