top of page
Ảnh của tác giảBookiee - Sách là niềm vui

Khi Kẻ Cõi Chết Kể Chuyện Về Sự Sống Của Kẻ Trộm Sách

Đã cập nhật: 27 thg 7, 2022

Trong tưởng tượng của bạn, Thần Chết có dáng vẻ như thế nào?

Xương xẩu, đen ngòm, lạnh lẽo?

Và đừng quên chiếc lưỡi hái.


Kẻ trộm sách - Markus Zusak

Trong tưởng tượng của bạn, Thần Chết có dáng vẻ như thế nào?


Trong tưởng tượng của bạn, Thần Chết có dáng vẻ như thế nào?

Xương xẩu, đen ngòm, lạnh lẽo?

Và đừng quên chiếc lưỡi hái.


Kẻ thuộc cõi hư vô của Markus Zusak chỉ đúng ở hai vế đầu: xương xẩu và đen ngòm. Thực tế, gã không sở hữu chiếc lưỡi hái như người ta vẫn thường đồn thổi. Hơn nữa, có một sự thật lạ lùng rằng: gã có một trái tim nhạy cảm và thông thái. Hiếm khi người ta được chứng kiến thần Chết đặt một nụ hôn tiếc thương lên khuôn mặt cứng đờ của những linh hồn tím tái vì tuyệt vọng.


“Kẻ trộm sách”, đúng như tên gọi của nó, là câu chuyện của Thần Chết về một kẻ trộm sách, những từ ngữ, một người chơi đàn xếp, vài gã Đức cuồng tín, một tay đấm Do Thái, và khá nhiều vụ ăn trộm. Những điều này xâu chuỗi chặt chẽ với nhau, tạo nên một tác phẩm đủ sức làm rung động trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp thế giới.


Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?


Trước hết, tôi phải cam đoan với bạn rằng Thần Chết là một người dẫn chuyện tuyệt vời. Kể về cái chết và chiến tranh, hẳn không ai thích hợp hơn gã - kẻ bận rộn thu thập linh hồn suốt ngày đêm trong Thế chiến thứ II. Câu chuyện của hắn là tổ hợp của những niềm vui nho nhỏ, sự tức giận nghẹn ứ, cả nỗi kinh khiếp đầy chân thực và một loạt cảm xúc khác.


Xuyên suốt tác phẩm, tuy mất mát và đau thương là những gam màu chủ đạo, vẫn có những khoảng lặng nhẹ nhàng để độc giả tin rằng niềm hy vọng, tình người hay lòng trắc ẩn vẫn tồn tại trong thời kỳ tàn khốc đến như thế. Bạn sẽ bắt gặp bản thân mình đang mỉm cười trước những trò ngớ ngẩn của thằng bé Rudy Steiner, và rồi lại trực bật khóc trước những nỗi đau kinh hoàng ngay sau đó.


Tôi tin rằng thông điệp đầy sức mạnh và tính nhân văn sâu sắc của “Kẻ trộm sách” nên được bạn đọc thấu hiểu và đón nhận nồng nhiệt hơn.


Markus Zusak - Ông là ai?


Chân dung Markus Zusak, Nguồn ảnh: Internet


Markus Zusak (23/06/1975) là một nhà văn người Úc mang hai dòng máu Áo-Đức, hiện đang sinh sống tại Sydney, Australia với gia đình. Thuở ấu thơ, Markus thường được nghe những câu chuyện về chiến tranh, về Hitler và Đức Quốc xã từ chính mẹ của mình - người đã có khoảng thời gian trực tiếp chứng kiến những điều kinh hoàng ấy tại thành phố Munich, Đức. Sau này chúng trở thành nguồn tư liệu quý giá, đồng thời là nguồn cảm hứng vô tận cho nhà văn để “Kẻ trộm sách” ra đời.


Bìa sách "Kẻ trộm sách"


Ngoài ra, Markus Zusak được biết đến nhiều qua hai tác phẩm: The Underdog, Fighting Ruben Wolfe, When Dogs Cry, Bridge of Clay.


Bìa sách Fighting Ruben Wolfe, Nguồn ảnh: Internet



Năm 2014, Zusak đạt giải thưởng Margaret A. Edwards của Hiệp Hội Thư Viện Mỹ nhờ những đóng góp của ông đối với nền văn học dành cho giới trẻ.



Khía cạnh ấn tượng


“Người Lay Từ Ngữ”


Đến với Liesel Meminger, ấn tượng của tôi với em trước hết là một cô bé người Đức với số phận đầy đau thương: em mồ côi cha, phải rời xa mẹ, em trai qua đời ngay trước mắt. Cùng với sự phát triển của mạch truyện, tôi nhận ra em còn có một sự nhạy cảm tuyệt vời, một khao khát cháy bỏng với những con chữ. Đó là lý do Markus Zusak gọi em với danh xưng “người lay từ ngữ”.


“Tôi đã ghét và tôi đã yêu chúng, và tôi hy vọng rằng mình đã viết chúng ra một cách đúng đắn.” - Liesel Meminger

Có một sự mâu thuẫn khủng khiếp mà Liesel Meminger nhận ra: những từ ngữ vừa có thể tuyệt đẹp, vừa có thể cực kỳ xấu xa. Rõ ràng, ngôn từ có một sức mạnh kỳ lạ nào đó và tùy vào mục đích mỗi cá nhân, chúng sẽ thao túng hoặc vuốt ve tâm trí của con người theo nhiều cách.


Những từ ngữ đầy lý lẽ thuyết phục của ngài Quốc Trưởng vẽ ra một viễn cảnh nước Đức hùng mạnh với giống nòi thuần chủng siêu việt. Người ta tin vào điều đó. Thế là họ tự nguyện hi sinh đồng bào mình - những người Do Thái sinh sống trên đất nước, những người cộng sản như cha của Liesel, thậm chí cả những buồng phổi Đức gắn mác “lạc hậu”…


Nghệ thuật ngôn từ của Adolf Hitler điêu luyện đến nỗi nó đã gây dựng nên đế chế độc tài với những tín đồ mù quáng mà lời đầu tiên họ thốt ra là “Hail Hitler!”.


Họ tự nguyện hi sinh đồng bào mình - những người Do Thái sinh sống trên đất nước, những người cộng sản như cha của Liesel, thậm chí cả những buồng phổi Đức gắn mác “lạc hậu”…


Kẻ trộm sách của chúng ta, dù là một người lay từ ngữ, cũng không thoát khỏi cái bẫy của chúng. Lời nói là con dao hai lưỡi, bạn biết đấy và đôi khi Liesel để cơn thịnh nộ điều khiển lưỡi dao ấy. Ví dụ điển hình là Ilsa Hermann - vợ của ngài Thị trưởng, mẹ của một đứa trẻ đã chết trong cơn lạnh giá ở đâu đó, là người hứng chịu tổn thương mà lời nói của Liesel gây ra.


Ở nhiều trường hợp khác, ngôn từ lại phát ra ánh sáng đẹp đẽ của mình khi vỗ về những cảm xúc bất ổn trong tâm trí.


Liesel Meminger đã sử dụng chúng để trấn an những con người đang run bắn lên vì sợ hãi trong hầm tránh bom. Tiếng còi báo động inh ỏi hay tiếng bom oanh tạc khắp phố Thiên Đàng đều cúi đầu nhường chỗ cho câu chuyện “Kẻ huýt sáo” vang lên.


Max Vandenburg - một tay đấm Do Thái trốn dưới tầng hầm, sống sót nhờ cuốn sách Mein Kampf được viết bởi chính kẻ gây ra tình trạng bi thảm cho dân tộc mình. Quả là trớ trêu!

Chính bởi vậy, thật khó để có thể đánh giá chính xác liệu ngôn từ đem lại những ảnh hưởng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Hơn cả, giá trị đích thực của chúng phụ thuộc vào cách mỗi cá nhân cảm nhận và “nặn nhào”.


Yêu thương không cần nói thành lời


“Ta yêu con.”

Sẽ chẳng bao giờ bạn lắng tai nghe được lời này từ bố Hans và mẹ Rosa trong gia đình Hubermann.


Thay vào đó, cách tình yêu thấm tràn qua đôi mắt màu bạc của bố Hans, kết hợp với những hành động quan tâm thầm lặng sẽ làm bạn xúc động tới tận tâm can. Bạn có thể đòi hỏi gì hơn một người cha sẵn sàng túc trực bên giường mỗi đêm để vỗ về cơn ác mộng, dạy bạn từng con chữ dù chính ông cũng không rành về chúng.


Ta yêu con


“Ta yêu con.”

Sẽ chẳng bao giờ bạn lắng tai nghe được lời này từ bố Hans và mẹ Rosa trong gia đình Hubermann.


Thay vào đó, cách tình yêu thấm tràn qua đôi mắt màu bạc của bố Hans, kết hợp với những hành động quan tâm thầm lặng sẽ làm bạn xúc động tới tận tâm can. Bạn có thể đòi hỏi gì hơn một người cha sẵn sàng túc trực bên giường mỗi đêm để vỗ về cơn ác mộng, dạy bạn từng con chữ dù chính ông cũng không rành về chúng.


Với mẹ Rosa, tình yêu dành cho chồng, cho con được thể hiện một cách lạ lùng. Bà chẳng dịu dàng, trên mặt lúc nào cũng thường trực một cơn giận dữ sắp trào dâng. Nhưng hãy hiểu rằng mỗi khi mẹ Rosa thốt lên “Đồ con lợn!” bằng đôi môi nhàu nhĩ như các tông, có lẽ bà đang cố nói lời trìu mến gì đó với bố Hans hay Liesel.


Qua lời kể của Thần Chết, ta thấy mẹ Rosa luôn tỏ ra ghét bỏ thứ âm nhạc từ cây đàn xếp của bố Hans, thậm chí còn cấm ông chơi nó trong bếp. Thế nhưng, khi Hans Hubermann buộc phải ra chiến trường, cây đàn xếp ấy trở thành chỗ dựa tình thần vững chắc cho Rosa. “[...] Rosa Hubermann đang ngồi trên mép giường và ôm chặt cây đàn xếp của chồng bà vào ngực. Những ngón tay bà lượn lờ trên các phím đàn. Bà không cử động. Thậm chí trông bà như đã ngừng thở.”


Chắc hẳn bạn cũng luôn cho mình một khoảng trống trong tâm hồn để suy ngẫm và chiêm nghiệm khi đọc một cuốn sách. Và hãy dùng khoảng trống đó để cảm nhận trọn vẹn những bài học sâu sắc về tình yêu thương mà mình đúc kết được qua tác phẩm này:

  • Tình yêu thương làm nên một gia đình, dẫu cho họ không cùng huyết thống.

  • Tình yêu thương biến hóa muôn hình vạn trạng nhưng hơn tất cả, nó xuất phát từ tận con tim của mỗi người.. Tình yêu thương không cần tồn tại dưới dạng những con chữ. Nó có thể là một ánh mắt, một cử chỉ hay một cây đàn mà thôi.


Tình yêu thương không cần tồn tại dưới dạng những con chữ. Nó có thể là một ánh mắt, một cử chỉ hay một cây đàn mà thôi


Có thể bạn chưa biết


Thuở ấu thơ, Markus thường được nghe những câu chuyện về chiến tranh, về Hitler và Đức Quốc xã từ chính mẹ của mình - người đã có khoảng thời gian trực tiếp chứng kiến những điều kinh hoàng ấy tại thành phố Munich, Đức. Sau này chúng trở thành nguồn tư liệu quý giá, đồng thời là nguồn cảm hứng vô tận cho nhà văn để “Kẻ trộm sách” ra đời.


Một thiên truyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo...

“Kẻ trộm sách” là một tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn giữa người với người qua những nghĩa cử cao đẹp. Dù trong thời kỳ kinh hoàng của chiến tranh, khi người chết như ngả rạ, người sống thì tạm bợ, vẫn luôn có những chồi cây của tình người được vun đắp bằng tất cả sức lực.



Ấn tượng hơn cả là cách Markus Zusak nặn nhào từ ngữ rất tinh tế. Dưới ngòi bút điêu luyện của anh, những nhân vật - dù chỉ được biết đến qua những trang sách, vẫn tràn đầy sinh khí và thú vị, vẫn khiến độc giả cảm nhận chân thực từng niềm vui, nỗi buồn và nín thở theo dõi tác phẩm tới dòng chữ cuối cùng.


Còn bạn, sau khi đọc bài chia sẻ này, bạn sẽ tìm đọc nó chứ?


Người viết: Đào Thu Huyền
Người thiết kế: Nguyễn Minh Thu


(*) Bản quyền bài viết thuộc về BOOKIEE.ORG. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết, tên người thiết kế và Bookiee - Sách Là Niềm Vui. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

_________________________

Bookiee - Sách là niềm vui





















180 lượt xem1 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

댓글 1개


Vy Thao Duong Nguyen
Vy Thao Duong Nguyen
2021년 5월 31일

Bài viết chất lượng quá 😍

좋아요
bottom of page