top of page
  • Ảnh của tác giảBookiee - Sách là niềm vui

Nhân Tố Enzyme 4 - Cuốn “Kinh Thánh” Về Sức Khỏe Thời Hiện Đại?

Đã cập nhật: 28 thg 7, 2022


Có phải gần đây bạn hay nghe tới: Đột quỵ đang có xu hướng gia tăng, Nguy cơ Ung thư ngày càng trẻ hoá, Đau dạ dày ngày một phổ biến, Cảnh báo triệu chứng tim mạch đang phát triển,... đều do chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Chắc hẳn bạn cũng rất hoang mang và tự hỏi sức khoẻ của mình hiện tại thế nào? Phương pháp ăn uống có đang lành mạnh không? Vậy thì Nhân tố Enzyme 4 sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi ấy. Cuốn sách không chỉ là minh họa, hệ thống kiến thức của ba cuốn trước đó bằng hình ảnh, phù hợp cho mọi lứa tuổi mà còn chỉ ra những cách hiểu sai lầm liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe.


I. Giới thiệu đôi nét về tác giả, cuốn sách


Tác giả Hiromi Shinya


Hiromi Shinya sinh năm 1935 tại Fukuoka, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp khoa y Đại học Juntendo, ông sang Mỹ để phát triển sự nghiệp.


(Video về bác sĩ Hiromi Shinya, nguồn: Youtube)


Ông là người tiên phong trong việc đưa thiết bị nội soi vào chữa bệnh, phương pháp này về sau được gọi theo tên của ông - Shinya, nhờ đó hoàn thành được ca phẫu thuật cắt bỏ polyp đại tràng mà không cần mở ổ bụng đầu tiên trên thế giới. Mở ra một bước tiến mới cho nền y học thế giới.


Hiện nay ông đang năm giữ nhiều vai trò: giáo sư chuyên ngành phẫu thuật tại trường Đại học Y Albert Einstein, trưởng khoa nội soi bệnh viện Beth Israel, cố vấn cho bệnh viện Maeda ...

Cuốn sách


Ba cuốn đầu tiên của bộ sách Nhân tố Enzyme nhận được rất nhiều những tình cảm nồng hậu, những ý kiến quý báu , không chỉ từ giới chuyên gia trong ngành mà còn có những người mong muốn có thêm kiến thức về y học. Và vì thế tác giả Hiromi Shinya đã có lời tâm sự về việc không thể tiếp nhận hết được những gì được viết trong những cuốn sách này do in với nội dung rất lớn, quá nhiều điều chuyên sâu so với một người đọc bình thường. Và phần 4 - Minh Họa ra đời như một sự tri ân cho đại đa số bạn đọc.


Nhân tố Enzyme - Hiromi Shinya


Góc nhìn


Theo tôi được biết, tuổi thọ trung bình của thế giới đã tăng rất cao so với thời điểm loài người tinh khôn đầu tiên xuất hiện. Những mối hiểm nguy đe dọa đến sự sống giờ đây không còn xuất phát từ thiên nhiên, chúng xuất phát từ chính bản thân mỗi chúng ta. Con số trung bình này tăng cao có một phần không nhỏ giúp sức từ người Nhật Bản, nơi đang nắm giữ số liệu thống kê tuổi thọ cao nhất trong suốt 20 năm liền.


Họ duy trì được điều này nhờ kết hợp tập thể dục và chế độ ăn uống được tư vấn thường xuyên bởi các chuyên gia y tế tài năng và cũng đừng quên hệ thống an sinh xã hội cực kì phát triển. Mọi tư liệu về y tế từ Đất nước Mặt trời mọc này đều mang giá trị thực tế rất cao. Chính vì những lý do thực tế như trên mà sự chú ý của tôi hướng đến cuốn sách này ngay khi được biết đến


Cuốn sách còn mang lại cảm giác dễ hiểu và nắm bắt hơn bởi lối trình bày rất logic, Đặc biệt, kiến thức qua những trang sách không hề lan man, dài dòng mang tính hàn lâm hay khó hình dung như những cuốn sách nói về y khoa khác.


Không những nó được tác giả viết với sự tổng hợp đầy đủ, ngắn gọn nội dung của cả bộ sách mà thêm vào đó, tầm quan trọng của Enzyme đối với sức khỏe của mỗi người cũng được minh họa rõ hơn ở cuốn này. Từ đó giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các điểm chính, tiếp thu dễ dàng hơn qua cách trình bày nội dung trên các trang giấy cùng với các hình ảnh hay sơ đồ thú vị và đặc sắc nhằm tạo cảm giác thú vị, lôi cuốn.


Tôi thường chẳng tự ý thức tìm hiểu thông tin liên quan đến sức khoẻ của mình. Bởi tôi nghĩ rằng đôi khi đọc sách hay xem trên mạng thì đa số khối lượng kiến thức rất nhiều khiến mau quên nên không thể say mê, đọc với sự thụ động. Nhưng khi đọc cuốn Nhân tố Enzyme - MInh Họa này, tôi lập tức thay đổi suy nghĩ về cách sống, cũng như việc lo cho bản thân một cách tốt hơn


Xuyên suốt cuốn Minh Họa, tác giả chia sẻ kiến thức về dinh dưỡng song song với phương pháp sống lành mạnh một cách đầy thú vị nhưng không kém phần cụ thể. Thông qua bài viết này tôi sẽ khái quát một vài khía cạnh cũng như những pha bẻ lái ngoạn mục về một số quan niệm sức khỏe sai lầm hay gặp, mà có lẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ:


Enzyme - Giá Trị Vàng trong “ làng nhân tố” bảo vệ sức khỏe


Thực sự, đến bây giờ tôi mới hiểu được Enzyme chính là một chiếc chìa khóa vạn năng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh – thứ mà tôi luôn chủ quan cho rằng có vai trò rất nhỏ.


“Bác sĩ Enzyme“ - Sở dĩ, tôi muốn gọi tên tác giả như vậy là vì ông đã cho tôi một cái nhìn khoa học hơn về “enzyme diệu kỳ” trong cơ thể của chúng ta. “Enzyme là tên gọi chung của các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành trong các tế bào sinh vật. “Enzyme kỳ diệu” là enzyme nguyên mẫu của hơn 5000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống của con người. Bằng sự nghiên cứu tổng hợp của mình, tác giả đúc kết rằng “Người có dạ dày, đường ruột đẹp là người có nhiều enzyme nội tại trong cơ thể.”; ngược lại người có sức khỏe không tốt là người có dạ dày kém, có rất ít lượng enzyme này. Chính những enzyme đó là chìa khóa để tạo nên một sức khỏe tốt.


Vì vậy, tôi thấy rằng việc bổ sung enzyme vào cơ thể rất cần thiết và quan trọng. Để có thể làm được điều đó, phương pháp Shinya của tác giả gợi ý cho tôi nên ăn các loại sản phẩm tự nhiên, tươi mới (thịt lợn thăn, cá, hoa quả); ngũ cốc “chưa tinh chế”; bột mì “nguyên chất”. Đồng thời, để tránh thiếu hụt tiêu tốn enzyme trong cơ thể, Hiromi Shinya nhắc nhở nên hạn chế, dần tránh xa các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, hay Cafein, nếu như không muốn phát bệnh sau này.



(Nguồn ảnh: Internet)


Không chỉ mỗi Cái Đầu Tư Duy có quyền quản lý mà Đường Ruột cũng là “ Bộ Não Thứ Hai” có quyền chỉ huy cơ thể


Thực sự, đến bây giờ tôi mới hiểu được Enzyme chính là một chiếc chìa khóa vạn năng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh – thứ mà tôi luôn chủ quan cho rằng có vai trò rất nhỏ.

“Bác sĩ Enzyme“ - Sở dĩ, tôi muốn gọi tên tác giả như vậy là vì ông đã cho tôi một cái nhìn khoa học hơn về “enzyme diệu kỳ” trong cơ thể của chúng ta. “Enzyme là tên gọi chung của các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành trong các tế bào sinh vật. “Enzyme kỳ diệu” là enzyme nguyên mẫu của hơn 5000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống của con người. Bằng sự nghiên cứu tổng hợp của mình, tác giả đúc kết rằng “Người có dạ dày, đường ruột đẹp là người có nhiều enzyme nội tại trong cơ thể.”; ngược lại người có sức khỏe không tốt là người có dạ dày kém, có rất ít lượng enzyme này. Chính những enzyme đó là chìa khóa để tạo nên một sức khỏe tốt.


Vì vậy, tôi thấy rằng việc bổ sung enzyme vào cơ thể rất cần thiết và quan trọng. Để có thể làm được điều đó, phương pháp Shinya của tác giả gợi ý cho tôi nên ăn các loại sản phẩm tự nhiên, tươi mới (thịt lợn thăn, cá, hoa quả); ngũ cốc “chưa tinh chế”; bột mì “nguyên chất”. Đồng thời, để tránh thiếu hụt tiêu tốn enzyme trong cơ thể, Hiromi Shinya nhắc nhở nên hạn chế, dần tránh xa các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, hay Cafein, nếu như không muốn phát bệnh sau này.


Quan niệm về cách ăn uống của bạn có thực sự tốt như bạn đã biết tới không ?


Trong Nhân tố Enzyme, giáo sư Hiromi Shinya cho rằng thực đơn lý tưởng cho một ngày nên bắt đầu bằng 2-3 cốc nước, dùng bữa sáng chủ yếu là trái cây, ăn trưa nhẹ nhàng bằng súp và kết thúc bữa tối bằng các loại rau hấp, cơm gạo lứt và một ít cá. Và gạo lứt cũng từ đó mà trở thành “ bữa ăn nhẹ” của tôi mỗi khi cảm thấy đói và mệt sau mỗi buổi học trên giảng đường.


Uống nước trước một tiếng, ăn hoa quả 30 phút trước khi ăn


Theo thói quen và cách sinh hoạt từ nhỏ, tôi chỉ quan tâm đến lượng nước cần uống mỗi ngày, tại sao vậy? Đơn giản là do tôi nghe mọi người khuyên rằng uống nhiều nước giúp cho một người có làn da đen ngăm như tôi được sáng hơn, đỡ bị khô hay tái đi như miếng thịt, thanh lọc cơ thể,... và khi chụp ảnh sẽ bớt ngượng. Về chủ đề này, bác sĩ Enzyme lại thêm một lần mở rộng tầm nhìn cho tôi biết thêm được rằng cách uống nước cũng hết sức quan trọng: uống nước ngay trước và sau khi ăn gây khó khăn cho quá trình hấp thụ và tiêu hoá thức ăn. Bên cạnh đó cần hạn chế uống nước ngay trước khi đi ngủ hay trong đêm khuya,...


Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả cũng đề cập đến hoa quả một trong số các thực phẩm thực vật chứa nhiều enzyme nhất ngoài chứa các chất xơ, vitamin,... có tác dụng chống oxy hóa. Điều đáng nói hơn, tác giả khiến tôi bất ngờ với lời khuyên đi ngược xu hướng ăn uống hiện nay của nhiều người: hãy ăn hoa quả trước khi ăn hoặc những lúc bụng đói, không nên sử dụng chúng sau khi ăn

Ban đầu, lời khuyên này khiến tôi hết sức giật mình vì nó trái ngược hẳn với cách ăn uống của tôi và mọi người. Bởi tôi nghĩ rằng theo khoa học, sau khi ăn no mới dùng hoa quả để tráng miệng vì trong bụng khi có thức ăn sẽ đỡ bị hại . Tuy nhiên, bằng lời khẳng định chắc chắn, chặt chẽ của mình, tác giả đưa ra lý do đấy thuyết phục rằng hoa quả tiêu hóa nhanh hơn hẳn các thực phẩm khác (do bản thân nó vốn chứa nhiều enzyme tiêu hoá).


Một số nhận định khác của tác giả về những suy nghĩ trong sinh hoạt ăn uống hiện tại của mọi người


Đứng ở góc nhìn của một bác sĩ nội soi dạ dày, Hiromi Shinya khuyên người đọc nên có tỷ lệ bữa ăn lý tưởng: 85% thực vật – 15% động vật; cách hấp thu tốt các chất béo thiết yếu và thịt động vật; nhiều hóa chất thực vật – nhiều enzyme; uống sữa đậu nành thay sữa bò; sữa chua nên chọn sữa chua là đậu nành; không phải là muối ăn, muối biển tự nhiên mới tốt cho cơ thể; ăn bữa tối năm tiếng trước khi ngủ.


Trong khi tôi luôn căng hết sức mình khi chơi thể thao, vì nghĩ rằng cơ thể sẽ đào thải hết độc tố qua tuyến mồ hôi thì nay suy nghĩ ấy đã hoàn toàn thay đổi. Tác giả lưu ý lượng vận động lý tưởng nhất là mỗi ngày đi bộ ba, bốn kilomet bằng tốc độ của chính bản thân. Thêm một bài tập nữa dành cho người có thời gian rảnh rỗi, đó chính là nhắm mắt và hít thở sâu. Thường xuyên chợp mắt 5 phút mỗi ngày.


Phát hiện thú vị


Có nhiều người như tôi nghĩ rằng khi mệt mỏi, ốm yếu, bệnh tật thì ăn cháo sẽ tốt hơn vì không phải hoạt động quá nhiều để tiêu thụ. Hơn nữa, ăn cháo dễ tiêu dễ nuốt vì chỉ cần nhai ít.

Trái ngược hoàn toàn, “ Vua Enzyme” chỉ ra rằng nhai kỹ thức ăn còn tốt cho tiêu hoá hơn là ăn cháo, bởi càng nhai kỹ càng hấp thụ tốt, thúc đẩy quá trình tiết Enzyme tiêu hóa có trong nước bọt, nhờ nhai mà được trộn cùng thức ăn, sẽ tốt cho cơ thể. Thật vậy, khi ăn cháo, mọi người hầu như chỉ nuốt, húp rất nhanh vì nghĩ rằng chỉ cần có chút đồ ăn vào bụng là hiện tại sẽ bớt đói rồi.


Ngoài ra, giáo sư cũng nhấn mạnh tới những lời quảng cáo đầy PR về thực phẩm như không ăn thịt thì cơ bắp không phát triển; không ăn thịt sẽ không lớn nhanh được,... là nói dối. Bởi sự tiến bộ của thời đại khoa học công nghệ tiến bộ phát triển hiện nay đã xác minh rằng ăn quá nhiều thịt sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và phá hoại sức khỏe của bạn…. Ông so sánh một cách đầy thú vị nhưng thực tế rằng con vật như voi và hươu cao cổ là động vật ăn cỏ nhưng trọng lượng lại gấp nhiều lần hổ và sư tử để nhắc lại đó chỉ là quảng cáo mà thôi.


Kết luận


(Nguồn ảnh: Internet)


Thông qua cuốn sách, tôi đã được củng cố lại góc nhìn mới về chỉ dẫn cho một cơ thể khỏe mạnh, thay đổi cách sống, sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ và vận động mà trước đây phần nhiều tôi đã làm ngược lại.


Tất nhiên cuốn sách được viết với những góc nhìn riêng, những thông tin đa chiều trong lĩnh vực sức khỏe của tác giả. Vì mỗi người đều có thể chất, hoàn cảnh hay cách sống khác nhau (như giữa người Việt Nam và người Nhật) nên các bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia khác trước khi sử dụng chúng nếu còn băn khoăn.


Cũng như tác giả đã nói, quan trọng là bạn cần lắng nghe, hiểu được cơ thể hiện tại của mình thực sự muốn gì.


Người viết: The Toffees
Người thiết kế: Thảo Vy
Người đăng: Gia Mỹ


(*) Bản quyền bài viết thuộc về BOOKIEE.ORG. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết, tên người thiết kế và Bookiee - Sách Là Niềm Vui. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


______________________________


Bookiee - Sách là niềm vui

257 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Komentarai


bottom of page